Tham khảo chuyên đề cacbohidrat lý thuyết và bài tập

Xin được chia sẻ chuyên đề cacbohidrat hóa 12 bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và phần bài tập. Tài liệu được tham khảo và tổng hợp hi vọng chia sẻ này mang đến cho các bạn những thông tin có ích. Chia sẻ kiến thức là một miền vui và thú vị.

  • Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có công thức chung là Cn(H2O)m
  • Có ba loại cacbohidrat, trong mỗi loại có 2 chất tiêu biểu.

Gluocozơ và fructozơ là hai chất cacbohidrat đồng phân của nhau.


1- CTPT : C6H12O6 (M = 180)
2- CTCT: xem trong file tài liệu

Đặc điểm cấu tạo

Glucozơ
  • Có 1 nhóm fomyl ( – CH = O) vì có phản ứng tráng bạc và phản ứng oxi hóa bởi nước brom tạo
    thành axit gluconic.
  • Có nhiều nhóm hidroxyl (- OH) ở vị trí kề nhau vì có phản ứng tạo ra dung dịch xanh thẫm với
    Cu(OH)2.
  • Có 5 nhóm hidroxyl ( – OH) vì khi phản ứng với CH3COOH tạo ra este có 5 gốc CH3COO-.
  • Mạch thẳng vì khi khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan.
Fructozơ
  • Có 1 nhóm cacbonyl ( – C = O) .
  • Có nhiều nhóm hidroxyl (- OH) ở vị trí kề nhau vì có phản ứng tạo ra dung dịch xanh thẫm với Cu(OH)2.
  • Có 5 nhóm hidroxyl ( – OH) vì khi phản ứng với CH3COOH tạo ra este có 5 gốc CH3COO-.
  • Mạch thẳng vì khi khử hoàn toàn mantozơ thu được hexan.
SO SÁNH GIỮA GLUCOZƠ VÀ FRUCTOZƠ

 – Trong môi trường kiềm, glucozơ và fructozơ chuyển hóa qua lại. Nên trong môi trường kiềm glucozơ và fructozơ có tính chất giống nhau.

 – Để phân biệt glucozơ và fructozơ dùng dung dịch brom trong môi trường trung tính hoặc môi trường axit.

SACCAROZƠ – MANTOZƠ

1- CTPT : C12H22O11 (M= 342)
2- CTCT: xem trong file tài liệu

SACCAROZƠ Không có tính khử.

  • Thủy phân tạo ra 1 gốc- glucozơ và 1 gốc fructozơ.
  • Phân tử saccarozơ không có nhóm
    (– CH= O), chỉ có nhóm (– OH). Nên Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng
    gương cũng như không làm mất màu nâu của dd brom nên không có tính khử
  • Tác dụng với Cu(OH)2 ở to thường.

MANTOZƠ Có tính khử.

– Thủy phân tạo ra 2 gốc – glucozơ.

– Phân tử Mantozơ có nhóm (– CH= O) và nhóm (– OH). Nên Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương cũng như làmmất màu nâu của dd brom. Nên có tính khử – Tác dụng với Cu(OH)2 ở to thường và ở to cao.

Cacbohidrat: TINH BỘT – XENLULOZƠ

1- CTPT : (C6H10O5)n , M = 162n2– CTCT :

TINH BỘT Không có tính khử.

– Là polisaccarit, có nhiều gốc

– glucozơ liên kết lại tạo ra 2 dạng đó là amilozơ và amilopectin.

– Amilozơ : dạng mạch thẳng, gồm nhiều gốc – glucozơ liên kết với nhau băng liên kết 1,4 – glicozit. Có KLPT khoảng 200 000 đvc.

– Amilopectin : dạng mạch nhánh, do nhiều đoạn mạch amilozơ liên kết với nhau bằng liên kết 1,6- glicozit. Amilopectin có KLPT lớn khoảng 1 000 000 đvc đến 2 000 000 đvc.

– Thủy phân tạo ra – glucozơ. – Phản ứng tạo màu xanh tím với iot.

XENLULOZƠ Không có tính khử.

– Là polisaccarit, có nhiều gốc

– glucozơ liên kết với nhau.

– Dạng mạch không phân nhánh.

– Mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có 3 nhóm – OH- CTCT : [C6H7O2(OH)3]n

– Thủy phân tạo ra – glucozơ.

– Phản ứng với axit nitric đặc tạo ra thuốc nổ không khói. – Phản ứng với CH3COOH tạo ra tơ axetat.

Một số nội dung nân cao trong chuyên đề cacbohidrat

Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có CTC : Cn(H2O)m

Cacbohidrat chia làm 3 nhóm chủ yếu :

+Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân . vd: glucozơ , fuctozơ

+Đisaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit .vd : saccarozơ , mantozơ

+Polisaccarit là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều  phân tử monosaccarit . vd : tinh bột , xenlulozơ .

GLUCOZƠ

   1.Lí tính .Trong máu người có nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1% .

   2.Cấu tạo .Glucozơ có CTPT : C6H12O6

Glucozơ có CTCT : CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O hoặc  CH2OH[CHOH]4CHO .

Glucozơ là hợp chất tạp chức

Trong thực tế  Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng a-glucozơ và b- glucozơ

Xem và tải file tài liệu lý thuyết và bài tập cabonhidrat tham khảo