Chia sẻ chuyên đề dòng điện không đổi lí thyết và bài tập
Tìm gia sư giỏi tiếp tục chia sẻ tài liệu học tập tham khảo. Hôm nay là phần lý thuyết và bài tập chương dòng điện không đổi. Trước khi vào phần tải file tài liệu chúng tôi có tóm tắt lý thuyết chương này. Trong tài liệu sẽ có những dạng bài tập theo chủ đề bao gồm cả phương pháp giải các dạng bài tập này.
Tóm tắt lý thuyết
1. Dòng điện:
là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
2. Cường độ dòng điện:
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của vật dẫn trong một khoảng thời gian và khoảng thời gian đó.
Biểu thức:
Đơn vị: A.
Dụng cụ do là ampe kế và mắc nối tiếp với cường độ dòng điện cần đo.
Dòng điện không đổi có hướng và độ lớn không đổi theo thời gian.
3. Nguồn điện:
Nguồn điện có chức năng tạo ra và duy trì một hiệu điện thế.
Nguồn điện bao gồm cực âm và cực dương. Trong nguồn điện phải có một loại lực tồn tại và tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron hay ion về các cực của nguồn điện. Lực đó gọi là lực lạ. Cực thừa electron là cực âm. Cực còn lại là cực dương.
Công của lực lạ thực hiện dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng được đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển điện tích dương ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó.
Biểu thức của suất điện động: E = A/q
Suất điện động có đơn vị là V.
Pin và acquy là những nguồn điện điện hóa học.
4. Điện năng, công suất điện
– Điện năng tiêu thụ trong đoạn mạch: A = Uq = UIt
Trong đó U: hiệu điện thế hai đầu mạch; I: cường độ dòng điện trong mạch; t: thời gian dòng điện chạy qua.
– Công suất của đoạn mạch: P = A/t = UI Trong đó: R: điện trở của vật dẫn; I dòng điện qua vật dẫn; t: thời gian dòng điện chạy qua.
Nội dung định luật Jun – Len xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện trong mạch và với thời gian dòng điện chạy qua.
Biểu thức: Q = RI2t
Công suất tỏa nhiệt: P = RI2
Công của nguồn điện: A = EIt
Công suất của nguồn điện: P = EI
5. Định luật Ôm cho toàn mạch:
Nội dung: Nội dung định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với tổng điện trở của mạch đó.
Biểu thức:
6. Hiệu suất của nguồn điện:
H = Acó ích/ A = UNIt/EIt = UN/E.
7. Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện:
8. Mắc nguồn:
Mắc n nguồn nối tiếp: Eb = E1 + E1 + E2 + …..+ En và rb = r1 + r2 + …+rn
Mắc song song n nguồn giống nhau: E b = E và rb = r/n
Mắc n dãy song song, mỗi dãy m nguồn mắc nguồn giống nhau nối tiếp: Eb = m E và rb = mr/n
Dưới đây là phần tài liệu chính. Chuyên đề dòng điện không đổi lí thyết và bài tập. Tải file Lý thuyết và bài tập chương dòng điện không đổi